Kỹ thuật ủ phân chuồng hiệu quả nhất bằng chế phẩm Dafert
Ngày: 30/09/2021 lúc 16:03PM
Chất thải trong chăn nuôi là vấn đề lớn trong nông nghiệp bền vững. Trong phân chuồng có chứa rất nhiều vi sinh vật hoại sinh, gây bệnh cho vật nuôi và có khả năng gây mùi ảnh hưởng đến vấn đề môi trường.
Vì vậy cần phải xử lý đúng cách chất thải chăn nuôi nói chung và ủ phân chuồng nói riêng để đảm bảo không ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi. Không những thế sản phẩm sau khi xử lý còn có thế kinh doanh thương mại tạo nguồn thu nhập thêm từ phân hữu cơ vi sinh.
Vậy, chúng ta đang xử lý phân gà, bò, heo…đã đúng cách chưa?
Có những phương pháp xử lý nào?
Cần lựa chọn phương pháp ủ phân nào đơn giản mà mang lại hiệu quả nhất?
Hãy cùng DNA Việt Nam giải đáp trong bài viết này.
Thực trạng xử lý phân ở các trang trại
Phân gà nuôi chuồng lồng
Với qui mô gà nuôi chuồng lồng lượng phân thải hằng ngày rất lớn ước tính 0,12kg/1 con gà đẻ.
Hình: Phân gà tại các trang trại mô hình nuôi chuồng lồng
Lượng phân lớn nếu không được xử lý tốt, sẽ có thể bị ướt, hôi thối tạo môi trường phát triển ruồi, nhặng, các vi sinh vật có hại ảnh hưởng đến sức khoẻ của gà, và sẽ mất một khoản chi phí để hút bỏ phân đi không tận dụng được hàm lượng đạm cao trong phân gà đẻ.
Phân heo tại các trang trại nuôi theo qui mô công nghiệp
Với qui mô nuôi heo công nghiệp lượng phân thải hằng ngày được thu gom vào hố Biogas. Giải pháp Biogas chỉ là tạm thời không xử lý triệt để lượng phân heo lớn như vậy, nếu không xử lý kịp, có nguy cơ bị tràn ra ngoài làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xung quanh, ô nhiễm nguồn nước và gây mùi nghiêm trọng.
Hình: Nước thải sau Biogas không được xử lý đúng cách
Phân thải ở trang trại bò
Hầu hết các trang trại bò thường làm đệm lót sinh học để giảm bớt nhân lực trong việc dọn vệ sinh hằng ngày. Tuy nhiên, đệm lót sinh học cho bò cũng cần có phương pháp ứng dụng chế phẩm sinh học EM đạt hiệu quả cao, hạn chế mùi hôi, và an toàn cho vật nuôi.
Hình: Phân bò chưa xử lý
Có thể sử dụng phân tươi để bón trực tiếp cho cây trồng không?
Trong phân chuồng chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng đa lượng(%) như:
Thành phần dinh dưỡng, khoáng trong các loại phân chuồng
Trong phân chuồng chứa các nguyên tố đa, trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng. Bên cạnh đó cũng là môi trường phát triển của các vi sinh vật hoại sinh trong điều kiện yếm khí, tạo các sản phẩm khí: CH4, NOx, CO2, H2S... làm ngộ độc rễ cây, mất hàm lượng đạm, lân.
⇒ Ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng và nông sản.
Các vi sinh vật gây bệnh trong phân thải
Trong phân thải cũng có thể chứa rất nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho con người. Vì vậy, nếu không được xử lý ở các điều kiện thích hợp, vi sinh vật còn tồn đọng trong phân có thể đến cây trồng, nông sản và có thể là nguồn lây bệnh, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm thực phẩm.
Phân gà tuy có hàm lượng đạm cao (1,63%) nhưng thường rất nóng không thể bón trực tiếp cho cây được.
Vì vậy, phân chuồng phải được xử lý đúng cách mới có thể đem lại hiệu quả cho cây trồng.
Các kỹ thuật ủ phân chuồng
Kỹ thuật ủ nổi:
- Chọn vị trí ủ phân cao ráo, nền đất cứng, gần khu vực chứa phân và thuận tiện cho việc sử dụng.
- Chiều cao đống phân ủ 1,5 - 2m; diện tích lý tưởng đống ủ 3m2( tuỳ thuộc vào khối lượng cần ủ, diện tích nền)
- Phân sau khi nén chặt cần trát 1 lớp bùn nhão kín toàn bộ đống phân, bên trên đỉnh để chừa 1 lỗ hình tròn đường kính 20 - 25cm để bổ sung nước tiểu, nước lân
- Làm mái che cho đống ủ phân chuồng để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, nước mưa.
Kỹ thuật ủ chìm:
- Chọn vị trí ủ cao ráo, tránh nguồn nước ngầm
- Đào hố sâu 1 - 1,5 m; đường kính 1,5 - 3 m( tuỳ khối lượng phân ủ)
- Đáy hố cần được lót bằng ni lông để đảm bảo nước ngầm không tràn vào và nước phân không bị chảy đi
- Tạo rãnh xung quanh hố ủ chiều rộng 15 cm, sâu 15 cm để tránh nước mưa chảy tràn
- Bề mặt hố ủ được phủ bằng bạt.
Phương pháp ủ phân chuồng truyền thống:
Phương pháp ủ nóng:
- + Đây là phương pháp ủ phân chuồng hoai mục nhanh, thời gian ủ 30 - 40 ngày hoàn thành.
- + Phương pháp ủ này có thể tiêu diệt được 1 số mầm bệnh, hạt cỏ dại
Phương pháp ủ nguội:
Phương pháp ủ hỗn hợp:
Chế phẩm sinh học Dafert - men ủ phân chuồng nhanh hoai mục, hiểu quả
Sản phẩm Chế phẩm Dafert
- - Giảm thời gian ủ phân xuống còn 25-30 ngày
- - Giữ được hàm lượng đạm, phân giải lân khó tan giúp cây hấp thụ tốt hơn
- - Các vi sinh vật có ích tạo ra sản phẩm phụ như: axit axetic, este, ancol... là nguồn dinh dưỡng, trung hoà môi trường, phản ứng với NH3, H2S làm giảm mùi hôi thối
- - Ức chế, cạnh tranh, tiêu diệt các vi sinh vật có hại, gây bệnh trong phân chuồng.
Kỹ thuật ủ phân hữu cơ từ phân chuồng bằng Chế phẩm Dafert
- • Phân gia súc, gia cầm hoặc bã thải từ các hầm biogas,...: 1 tấn
- • Chế phẩm sinh học Dafert: 1 kg
- • Mùn sinh học, mùn cưa: cần nhiều (tùy thuộc độ ẩm nguyên liệu)
- • Bình tưới
- • Cào
- • Cuốc
- • Xẻng
- • Quần áo bảo hộ, ủng, găng tay
- • Xe rùa, xe cải tiến, xe thồ,...
- • Vật liệu để làm mái: bạt, bao tải, bao nilong, các loại lá,...
- • Sau khi ủ 2 – 3 ngày nhiệt độ đống ủ tăng cao, làm cho nguyên liệu bị khô và không khí cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng giảm dần, vì vậy 7 – 10 ngày cần đảo trộn đống ủ một lần. Nếu đống ủ khô nên tưới bổ sung nước.
- • Nếu mưa nhiều nên mở bạt lúc trời nắng.
- • Có thể bổ sung thêm men vi sinh nếu nhiệt độ đống ủ tăng lên chậm.
- • Sau 25 – 30 ngày phân sẽ hoai và có thể sử dụng.
Ủ phân chuồng bằng chế phẩm sinh học Dafert