Cách làm đệm lót sinh học chăn nuôi gà hiệu quả nhất

Ngày: 04/10/2021 lúc 11:51AM

Trong chăn nuôi nền chuồng là nơi ẩm ướt, chứa phân, nước thải của vật nuôi đó là nơi phát triển lý tưởng của các vi sinh vật có hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất của vật nuôi, không những thế nó còn gây ô nhiễm môi trường.

Để giải quyết vấn đề này thì đệm lót sinh học là phương pháp hữu hiệu, thông dụng nhất .

Hãy cùng DNA tìm hiểu đệm lót sinh học là gì? Bật mí với các bạn cách làm đệm lót sinh học cho gà hiệu quả nhất bằng chế phẩm sinh học EM DAFERT.

Đệm lót sinh học là gì?

Đệm lót sinh học được làm bằng nguyên liệu có độ trơ cao (không bị nước làm nhũn nát như: vỏ trấu, mùn cưa, rơm, rạ...) trộn với chế phẩm vi sinh trong chăn nuôi để phân huỷ phân, nước tiểu, thức ăn dư thừa nhằm giảm mùi hôi, thối, khí độc sinh ra.

Vai trò của đệm lót chăn nuôi gà

  • - Tạo cho chuồng nuôi có 1 tiểu khí hậu ổn định
  • - Đệm lót sinh học giúp tiết kiệm 60% nhân lực trong việc thay độn lót
  • - Tạo môi trường tự nhiên giúp gà hoạt động tự do, giảm stress, bổ sung vi sinh vật có lợi cho đường ruột,tiết kiệm được 10% thức ăn cho gà
  • - Giúp giảm tỉ lệnh bệnh tiêu chảy, hen suyễn, tỉ lệ chết, tỉ lệ loại thải gà (gà thịt 5%; gà đẻ 2%)

Chế phẩm sinh học EM làm đệm lót cho gà hiệu quả nhất

DNA xin giới thiệu với bạn chế phẩm sinh học DAFERT

Che pham Dafert - u phan huu co

  • ► Với mật độ lớn các các chủng vi sinh vật có lợi cạnh tranh về mặt dinh dưỡng, áp đảo và tiêu diệt các vi khuẩn có hại.
  • ► Phần lớn các vi sinh vật có ích trong thành phần của DAFERT xử lý phân gà bằng sử dụng các chất hữu cơ trong phân tạo ra năng lượng và giải phóng CO2 + H2O không mùi.
  • ► Các vi sinh vật có lợi sản sinh ra các chất kháng vi khuẩn thối như: axit lactic, axit axetic, rượu ethylic, este, bacterioxin...
  • ► Giảm tỉ lệ mắc bệnh tiêu chảy, bệnh hen ở gà; cải thiện sức khoẻ của gà
  • ► Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc

Cách làm độn lót sinh học cho gà bằng chế phẩm sinh học EM DAFERT

Bí quyết cho cách làm đệm lót sinh học cho gà nuôi nền chuồng diện tích 50 m2

Chuẩn bị dụng cụ:

  • - Vòi phun, bình tưới, thùng chứa nước (100 - 200 lít)
  • - Cào, quốc, xẻng
  • - Bạt, ni lông
  • - Quần áo lao động, khẩu trang, gang tay, ủng

Chuẩn bị nguyên liệu:

Lựa chọn nguyên liệu để làm đệm lót sinh học

Nguyên liệu làm đệm lót sinh học là vật liệu có độ trơ cao: trấu, mùn cưa, xơ dừa, rơm, rạ, lõi ngô nghiền...

Tuỳ thuộc vào thời gian sử dụng đệm lót để lựa chọn vật liệu hợp lý:

  • » Đối với đệm lót thời gian sử dụng 3 - 6 tháng nên chọn vật liệu bằng trấu
  • » Thời gian sử dụng đệm lót kéo dài 6 tháng đến 1 năm thì mùn cưa là vật liệu tốt nhất

Chú ý: Nuôi gà trắng thải phân nhiều có thể phối trộn mùn cưa và vỏ trấu để làm đệm lót để hiệu quả nhất.

Nguyên liệu có độ dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích ứng vật nuôi

  1. 1. Sử dụng chế phẩm DAFERT: 100 g cho 50 m2 diện tích chuồng
  2. 2. Cám gạo, cám ngô: 4 kg
  3. 3. Rỉ mật: 4 kg
  4. 4. Nước sạch (không dùng nước có chứa chlorine)

Làm đệm lót sinh học cho  gà nuôi nền chuồng

dem lot sinh hoc chuong ga nen

Hình ảnh đệm lót sinh học bằng vật liệu mùn cưa

Bước 1: Rải vật liệu đệm lót (vỏ trấu, mùn cưa...) lên toàn bộ nền chuồng với độ dày 10 - 15 cm

Bước 2: Trộn đều 100 g DAFERT với 4 kg bột cám gạo (hoặc bột ngô), rải trực tiếp đều lên toàn bộ bề mặt lớp độn lót. Sau đó dùng cào đảo trộn đều từ trên xuống dưới

Bước 3: Hoà 4 kg rỉ mật vào khoảng 100 - 200 lít nước sạch (tuỳ vào độ ẩm của nguyên liệu) tưới nước vào đệm lót và đảo đều cho đến khi đạt được độ ẩm 40 - 50%.
Kiểm tra độ ẩm bằng cách bốc 1 nắm chất đệm trên tay thấy mùn cưa thấm nước trở nên màu sẫm, sau đó bóp mạnh có cảm giác nước hơi thẩm ướt ra tay nhưng hạt mùn cưa vẫn rời ra là đượ

Bước 4: Dùng bạt hoặc ni lông đậy kín bề mặt

Bước 5: Để ủ lên men 3 - 5 ngày, kiểm tra thấy dưới bề mặt sinh nhiệt ấm nóng là đạt yêu cầu. Sau khi lên men hoàn thành thì bỏ lớp phủ ni lông, cào bề mặt cho tơi, thông thoáng khi 12 - 24 giờ rồi bắt đầu thả vật nuôi.

Những điều cần biết để duy trì đệm lót vi sinh bằng chế phẩm sinh học EM DAFERT hiệu quả

Đánh giá đệm lót đạt hiệu quả hay không?

Đệm lót phải tơi xốp, không bị đóng bánh

Phân gà:  phân huỷ nhanh, không gây mùi hôi, thối; khô; sờ thấy ấm

kiem tra dem lot sinh hoc chuong ga

Hình ảnh kiểm tra đệm lót sinh học chuồng gà nền

Chế độ bảo dưỡng cho độn lót 

Đệm lót hoạt động tốt cần độ tơi xốp, hằng ngày cần đảo đệm lót gà để tạo độ thông thoáng;  phân phân huỷ nhanh , ngăn cản được sự hình thành khí độc do điều kiện yếm khí và phát triển các vi sinh vật gây bệnh.

Cần bổ sung lượng men vi sinh DAFERT sau 14 ngày 

Kiểm tra máng nước, nước mưa tránh tình trạng bị rò nước làm ảnh hưởng đến chất lượng của đệm lót

Đảm bảo đệm lót luôn được giữ độ ẩm đạt 30-40%

Đệm lót sử dụng lâu lực phân giải của vi sinh vật kém hoặc quan sát thấy phân gà ,chất độn đệm lót bám dính vào vật nuôi bổ sung thêm chất độn. 

Chú ý:

  • — Nhược điểm của đệm lót sinh học luôn sinh nhiệt , nhiệt độ từ 30-40°C nên lưu ý đến việc chống nóng cho gà vào mùa hè
  • — Đảm bảo độ ẩm, thông thoáng của chuồng, duy trì độ ẩm để giảm thiểu bụi gây bệnh hô hấp

Tổng kết:

Đệm lót sinh học rất tốt cho chăn nuôi nó giải quyết vấn đề về chất thải vật nuôi, tăng cường sức đề kháng, giảm stress, chất lượng thịt gà tăng, giảm chi phí nhân công, có thể bán phân gà đã được xử lý bằng đệm lót sinh học.

DNA mong muốn đem những giải pháp hiệu quả nhất cho bạn và nhà nông bằng chế phẩm sinh học an toàn, thân thiện với môi trường.

Xem thêm thông tin về sản phẩm Dafert cũng như các sản phẩm khác. Theo dõi website thường xuyên để cập nhật những kỹ thuật tốt nhất trong chăn nuôi mà DNA Việt Nam chia sẻ đến bà con nông dân.

Hãy liên hệ với chúng tôi HOTLINE: 0906 246 156 Mr. Mạnh hoặc 0904 609 556 Mr. Việt Anh để được tư vấn tốt nhất về sản phẩm cũng như kỹ thuật.

Khách hàng là cuộc sống của DNA. Kính chúc bà con nông dân và gia đình dồi dào sức khoẻ, thành công trong cuộc sống!

Xem thêm bài viết Kỹ thuật ủ phân chuồng bằng chế phẩm Dafert

Trần Văn Tài
BÌNH LUẬN
Tin cùng chuyên mục