Cách ủ cỏ cho bò, đơn giản hiệu quả nhất
Ngày: 09/07/2020 lúc 15:19PM
Ủ cỏ cho bò (hay còn gọi là ủ chua cỏ, ủ xanh, ủ tươi) là phương pháp sinh học đặc biệt, có tác dụng bảo quản thức ăn ở dạng ẩm, duy trì nguồn thức ăn dinh dưỡng quanh năm cho trâu bò.
Tuy nhiên, cách ủ cỏ cho bò đúng và hiệu quả không phải là đơn giản. Nếu không được trang bị kiến thức và kỹ thuật đúng, cỏ sau khi ủ vừa hư hỏng, còn có nguy cơ bị mốc, rất nguy hiểm khi cho trâu bò ăn.
Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn kỹ thuật ủ chua thức ăn cho trâu bò hiệu quả nhất, mang lại nguồn thức ăn dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa trâu bò.
Tại sao cần ủ cỏ cho bò?
Bản chất của phương pháp ủ chua thức ăn là tạo điều kiện yếm khí cho hệ vi sinh vật lên men chuyển hóa chất xơ, đường thành axit lactic và các axit hữu cơ khác làm độ pH của thức ăn ủ hạ xuống 4 - 4,5.
Ở pH này, hầu hết các loại enzyme chứa trong thực vật và các vi sinh vật có hại bị ức chế hoạt động. Từ đó, chất lượng đống ủ được giữ ổn định và thức ăn ủ chua có thể được bảo quản quanh năm.
Phương pháp này có ý nghĩa kinh tế lớn bởi vì cho phép người chăn nuôi có nguồn thức ăn thô ổn định quanh năm. Bên cạnh đó, thức ăn ủ chua vẫn giữ được chất lượng, chua nhẹ, dễ tiêu, hợp với khẩu vị của gia súc.
Thức ăn ủ chua giàu dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng và các chủng vi sinh vật hữu ích cho hệ tiêu hóa của gia súc.
Ngoài ra, ủ chua thức ăn cho phép người nông dân tận dụng được nhiều phụ phẩm nông nghiệp, góp phần khai thác bền vững các nguồn tài nguyên tại chỗ (nhất là đối vớ cỏ voi) để phát triển chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
Thức ăn ủ chua từ cỏ voi có nhiều vitamin nhóm B, bổ sung thêm chế phẩm vi sinh, mang lại nguồn vi khuẩn lên men lactic tốt cho hệ tiêu hóa trâu bò. Đặc biệt, cỏ ủ chua còn có vị thơm, hơi chua trâu bò rất thích ăn.
Kỹ thuật ủ chua thức ăn trâu bò
Tổng quan quy trình ủ chua cỏ gồm các bước sau:
- 1. Chuẩn bị nguyên liệu ủ chua thức ăn thô
- 2. Thiết kế đống ủ chua cỏ
- 3. Xủ lý nguyên liệu trước khi ủ
- 4. Chuẩn bị nguyên liệu bổ sung dinh dưỡng và vi sinh
- 5. Kỹ thuật thực hiện ủ chua
- 6. Đánh giá chất lượng sau khi ủ
- 7. Cách sử dụng nguồn thức ăn cho hiệu quả nhất
Chuẩn bị nguyên liệu ủ chua thức ăn thô
Hầu hết các loại cỏ làm thức ăn cho gia súc đều có thể ủ chua được, các loại cỏ có thể ủ chua tốt nhất:
• Cỏ voi
• Cây ngô thời kỳ ngậm sữa
• Cỏ ghine, cỏ guatemala
• Ngoài ra các phụ phẩm khác như rơm lúa tươi, cây lạc, phụ phẩm dứa, lá sắn
• Các loại cây họ đậu có hàm lượng hydratcacbon thấp hơn các họ cây hòa thảo, do đó ủ chua cây họ đậu thường khó hơn, mặt khác cây họ đậu lại giàu protein dễ bị phân hủy tạo thành môi trường kiềm, do đó, khi ủ chua cây họ đậu thường ủ hỗn hợp với cỏ hòa thảo.
• Các loại thức ăn xanh có hàm lượng nước quá cao (trên 85%) như rau muống, dây lang, rong, rau bèo…rất khó ủ chua.
Thiết kế đống ủ chua cỏ
Tùy thuộc vào số lượng gia súc và điều kiện của từng vùng miền để thiết kế đống ủ phù hợp. Đối với quy mô hộ gia đình có thể sử dụng túi ủ có chuyên dụng để ủ cỏ. Đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn nên thiết kế hố ủ hay bể ủ để cung cấp đủ thức ăn cho đàn gia súc của mình.
Khi thiết kế đống ủ, cần cân nhắc những nguyên tắc sau:
• Địa điểm ủ nên gần nơi cung cấp nguyên liệu ủ xanh và nơi sử dụng để tránh hao phí công vận chuyển.
• Nơi ủ xanh không bị ô nhiễm bởi nước rửa chuồng.
• Hố có mái che, nền đất nơi cao, không bị ô nhiễm bởi nước rửa chuồng, lót nilong hoặc lát gạch xi măng, có thể xây hố đáy hình chữ nhật nửa chìm nửa nổi.
• Nếu cho một con bò đủ dùng trong suốt vụ Đông cần 1 tấn thức ăn thì hố ủ dài 1,6m x rộng 1,2m x sâu 1m, từ đấy tính cho số lượng gia súc nuôi.
Xử lý nguyên liệu trước khi ủ chua thức ăn cho bò
Phơi cỏ: Những cỏ non, cỏ có hàm lượng nước cao, lượng đượng tan thấp, muốn ủ tốt phải phơi héo 6 -12h để hàm lượng chất khô trong thân lá đạt 25 - 30%.
Cắt thức ăn trước khi ủ: Riêng đối với các loại cỏ thân cứng như cỏ voi, cây ngô, cao lương, cỏ Goatemala…khi ủ cần phải cắt thái làm dập thì chất lượng ủ mới nâng cao.
Bổ sung chế phẩm vi sinh và các thành phần khác để ủ chua cỏ hiệu quả
Quá trình ủ cỏ cần có sự hoạt động của men vi sinh bào tử, men vi sinh lên men lactic để quá trình ủ nhanh chóng, hiệu quả, bổ sung lượng vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của trâu bò khi ăn.
Chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân sử dụng chế phẩm vi sinh DNAC
DNAC là chế phẩm vi sinh gốc, chứa hỗn hợp hàng tỷ các chủng vi sinh vật hữu ích cho hệ tiêu hóa. Sử dụng DNAC giúp quá trình ủ chua diễn ra nhanh, hiệu quả, chất lượng cỏ sau khi ủ tối ưu. Đặc biệt DNAC giúp kháng mạnh vi khuẩn, nấm mốc trong suốt quá trình ủ.
Như vậy, các thành phần dinh dưỡng cần chuẩn bị là:
• Chế phẩm vi sinh ủ chua cỏ DNAC
• Rỉ mật đường 2 – 5 kg hoặc 1 kg đường / tấn thức ăn thô xanh để cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn lactic phát triển nhanh trong giai đoạn đầu.
• Muối ăn 0,5 – 1 kg / tấn thức ăn thô xanh để tăng tính ngon miệng cho gia súc.
• Có thể bổ sung acid hữu cơ hay vô cơ để đạt nhanh pH <4,2.
• Có thể bổ sung Ure vào thức ăn ủ (0,25 - 0,5 kg / tấn) để hạn chế sự phân hủy protein.
Kỹ thuật ủ chua thức ăn cho bò
Sau khi đã chuẩn bị hết nguyên liệu cần thiết, quy trình kỹ thuật ủ như sau:
1. Cỏ, rơm cắt ngắn 10 - 15 cm.
2. Rắc muối vào cỏ sau khi cắt thái.
3. Rải một lớp rơm dày 15 - 20 cm phía dưới đống ủ.
4. Cho vào hố một lớp 20 – 30 cm đầm nén thật chặt, chú ý đầm nén kỹ ở 4 góc.
Sau đó phun chế phẩm vi sinh đều lên cỏ với tỉ lệ tùy thuộc vào sản phẩm vi sinh như sau: DNAC: 300g chế phẩm DNAC hòa tan trong 10 lít nước + 1 kg đường sử dụng cho 1-2 tấn thức ăn thô xanh.
5. Cứ tiếp các lớp như vậy và đầm nén cho đến khi cỏ đầy hố, vồng cao lên ở giữa, để sau một thời gian thức ăn sẽ lún xuống ngang bằng miệng hố. Tốt nhất là từ lúc cho thức ăn vào hố đến lúc đầy hố là 1 ngày.
6. Rải một lớp rơm dày 15 – 20 cm phía trên đống ủ rồi buộc hoặc đậy thật kín.
7. Hố ủ cần có mái che mưa, tuyệt đối giữ không để nước mưa thấm vào cỏ ủ.
Bà con có thể tham khảo video quy trình ủ chua cỏ do kỹ thuật viên của DNA thực hiện:
Tham khảo hướng dẫn thực hiện: KỸ THUẬT Ủ CHUA CỎ
Đánh giá chất lượng thức ăn sau khi ủ chua
Thức ăn ủ tốt phải có mùi thơm, hơi thoảng chua một chút, có màu vàng nâu đồng đều là tốt nhất. Nếu thức ăn có màu thẫm đen, thối nhũn là đã bị hỏng, không dùng được.
Xâm hố để lấy thức ăn ở các vị trí cơ bản như thành vách, đáy hố để kiểm tra thức ăn ủ nhằm phát hiện được mức độ chất lượng thức ăn ủ để xử lý kịp thời.
Lấy thức ăn ủ xanh cho gia súc cần lấy lần lượt từ đầu này sang đầu kia của hố, hoặc từ trên xuống dưới. Chú ý không mở rộng miệng hố, không khí vào nhiều làm thâm màu của cỏ, lấy cỏ xong đậy nilon lại.
Cách sử dụng thức ăn ủ chua cho trâu bò cho hiệu quả nhất
Có thể lấy cho gia súc ăn sau khi ủ 3 tuần. Mở nắp hố chỉ là một chỗ hẹp, lấy nhanh đậy ngay không cho không khí vào làm thâm cỏ ủ. Mỗi lần lấy thức ăn ra xong phải che phủ cẩn thận, tránh nước thấm vào hố ủ.
Nếu thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt, trâu, bò có thể ăn tới 5 - 7 kg/100kg thể trọng/ngày. Lợn ăn 1 - 2,7 kg/con/ngày. Gia súc ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, không nên để dư lại sang bữa sau.
Có thể cho gia súc ăn trực tiếp hoặc trộn lẫn với các loại thức ăn khác. Khi ăn xong phải vệ sinh máng ăn sạch sẽ. Gia súc có thai cuối kỳ, gia súc nuôi con, gia súc non không nên cho ăn nhiều thức ăn ủ chua.
TỔNG KẾT
Ủ cỏ trâu bò là kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi, hỗ trợ bà từ sản xuất nguồn thức ăn dinh dưỡng, hiệu quả cho gia súc.
Trên đây là toàn bộ quy trình kỹ thuật ủ chua cỏ mà chúng tôi đang áp dụng cho các trang trại lớn trong toàn quốc.
Quy trình có sử dụng sản phẩm DNAC, là sản phẩm về men vi sinh hàng đầu trên toàn quốc, với hàng tỷ vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trâu bò.
Liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất về thông tin sản phẩm.
Bà con cần tư vấn về kỹ thuật, dịch vụ của chúng tôi, xin liên hệ thông tin: 0906 246 156 Mr. Mạnh hoặc 0904 609 556 Mr. Việt Anh để nhận được tư vấn tốt nhất.
Kính chúc bà con, các hộ chăn nuôi thành công và dồi dào sức khỏe!